'Huawei chỉ cần đi trước đối thủ nửa bước'

Thảo luận trong 'Điện tử - Điện máy' bắt đầu bởi reviewhyip, 5/2/21.

  1. reviewhyip

    reviewhyip Expired VIP

    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Mỗi năm Huawei chi hàng chục triệu USD cho khâu R&D nhưng nhà sáng lập Nhậm Chính Phi chưa bao giờ thay đổi mù quáng, xa rời nhu cầu thực tế của khách hàng.
    Trong thư gửi nhân viên về giá trị cốt lõi của Huawei, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi viết: “Một doanh nghiệp thiếu công nghệ tiên tiến cũng không ổn, quan điểm của Huawei là trong đổi mới kỹ thuật của sản phẩm, công nghệ phải đảm bảo vị trí đứng đầu nhưng cũng chỉ bước trên đối thủ nửa bước. Nếu dẫn trước hai bước sẽ ‘hy sinh’. Phải chuyển chiến lược định hướng công nghệ thành chiến lược định hướng nhu cầu khách hàng”.
    Đổi mới hay sáng tạo mù quáng​


    Bàn về đổi mới, Nhậm Chính Phi cho rằng một kỹ thuật viên đừng nên sùng bái thứ tôn giáo mang tên kỹ thuật mà hãy trở thành một thương nhân. Kỹ thuật là để đem bán kiếm tiền, kỹ thuật bán được mới có giá trị.
    Theo ông Nhậm, một món đồ có thể bán được hoặc một sản phẩm chỉ hơi đi trước thị trường một chút mới chính là nhu cầu thực sự của khách hàng. “Công nghệ đi trước quá xa, lẽ dĩ nhiên là viên ngọc của nhân loại, nhưng chúng ta sẽ cần phải hy sinh bản thân để hoàn thành nó”, ông Nhậm nói. Rất nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới, tuy là người chiến thắng trên đường đua 10 nghìn mét, nhưng không thể là người thắng cuộc, ngược lại còn tiêu hao vốn liếng để “rửa sạch phèn trong đất” và mở rộng kỹ thuật mới.
    [​IMG]
    Ông Nhậm Chính Phi khuyến khích đầu tư lớn vào R&D nhưng luôn nhắc nhở nhân viên tránh xa sáng tạo mù quáng, xa rời nhu cầu của khách hàng. Ảnh: Bloomberg.
    Chiến lược phát triển của Huawei luôn tuân thủ tiêu chí đầu tư, sản xuất lớn, hạn mức đầu tư cho R&D và phát triển nhân lực cao nhưng không bao giờ đầu tư mù quáng. Lúc cần tiêu tiền thì một phân cũng không thể thiếu nhưng lúc không cần tiêu thì một đồng cũng không bỏ ra.
    Quan điểm này được đúc rút từ chính những thất bại của nhân viên R&D khi mải theo đuổi sự tiến bộ kỹ thuật một cách phiến diện, rời xa thị trường. Kết quả là sản phẩm ra đời cần một nỗ lực rất lớn để bảo trì, chi phí bảo trì lại cao hơn chi phí sản xuất quá nhiều. Có lúc vì không mua được phụ kiện thích hợp nên không thể tạo ra thành phẩm, vô số vật liệu vì thế đã biến thành phế phẩm.
    Ông Nhậm từng đem tất cả số vật liệu bỏ đi này, phát cho từng nhân viên R&D từng “mù quáng” theo đuổi tiến bộ công nghệ một cách phiến diện, yêu cầu họ đặt chúng trong phòng khách để ngày ngày tự nhắc mình.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này