Viêm họng hạt là gì

Thảo luận trong 'Cẩm nang chăm sóc sức khỏe' bắt đầu bởi Fxvntruongmai, 31/7/17.

  1. Fxvntruongmai

    Fxvntruongmai New Member

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    thaibinh
    1.Nguyên nhân viêm họng mãn tính

    – Viêm họng mãn tính chủ yếu do nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại vùng mũi họng như viêm mũi mãn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng là nguyên nhân thường uyễn gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng.

    – Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, sử dụng nhiều thức ăn cay nóng cũng làm tăng nguy cơ viêm họng, người sống trong môi trường bị ô nhiễm khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệm cũng gây viêm họng mạn tính.

    – Một số trường hợp bệnh lý như tắc mũi do polyp mũi, viêm mũi dị ứng …, tắc ở vùng vòm họng do u vòm hoặc viêm amidan quá mát … khiến người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng. Không khí thở trực tiếp bằng miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng tăng nguy cơ viêm họng.

    Xem thêm: Cách kinh doanh forex


    2.Triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính

    Triệu chứng của bệnh viêm họng không khó để nhận biết. Bằng việc quan sát sẽ dễ dàng phát hiện ra các triệu chứng như cảm giác đau rát cổ họng, họng bị khô, khó nuốt, cảm giác họng bị vướng, khạc nhổ liên tục. Các triệu chứng này diễn biến từng đợt và có thể kèm theo biểu hiện bị sốt.

    Nếu là bệnh viêm họng hạt sẽ gặp phải các triệu chứng như cảm giác bị vướng ở cổ họng, buồn nôn và dễ dàng nôn mửa với những kích thích nhẹ như chải răng vào buổi sáng, thậm chí có khi chỉ yêu cầu há miệng to cũng khiến bệnh nhân bị ói. Với thể teo, cảm giác khô trong họng làm bệnh nhân khó chịu nhất, phải khạc nhổ liên tục với đàm nhớt đặc quánh, thậm chí có cả những vảy mủ khô.


    [​IMG]

    3.Các dạng thường gặp của viêm họng mãn tính

    – Viêm họng mãn tính sung huyết: biểu hiện niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.

    – Viêm họng mãn tính xuất huyết: Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.

    – Viêm họng mãn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”.

    – Viêm họng teo: Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.

    4.Điều trị bệnh viêm họng mãn tính

    Viêm họng hạt được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như Thuốc trị viêm họng, đốt lạnh, khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.

    Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

    Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

    Xem thêm: Hướng dẫn kinh doanh ngoại hối
     
    Đang tải...
: suckhoe

Chia sẻ trang này