Phòng Tránh Bệnh Mùa Thu Cho Trẻ

Thảo luận trong 'Sức khỏe trẻ em' bắt đầu bởi vuhue1393, 21/10/16.

  1. vuhue1393

    vuhue1393 New Member

    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Mùa thu là mùa có tiết trời dễ chịu nhất trong năm, thế nhưng do nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lại dễ khiến người ta bị bệnh nhất. Đặc biệt là với trẻ em bởi sức đề kháng còn non nớt, không như người lớn. Vì thế các mẹ hãy lưu lại các cách phòng tránh những bệnh bé thường gặp trong tiết trời “ẩm ương” này nhé.
    1/ Cảm cúm:

    Triệu chứng của bệnh “cảm cúm” đó là nghẹt mũi hoặc nước mũi chảy kéo dài cả ngày. Khi trẻ mắc cảm có thể kéo theo sốt, đau họng, ho, hắt hơi, toàn thân nhức mỏi,… Cũng là bệnh thường gặp ở trẻ nhất mỗi khi chuyển mùa.
    Cách phòng tránh: Khi bắt đầu nhận thấy thời tiết thay đổi, mẹ hãy giữ ấm cho trẻ, nhất ở tại các vị trí như bàn chân, bàn tay, cổ và đầu. Tiếp theo cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như kem hay đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ giúp trẻ có sức đề kháng.
    Đặc biệt với các bé trên 6 tháng tuổi, các mẹ có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
    2/ Đau mắt đỏ:

    Biểu hiện: Mắt đỏ, mi mắt sưng nề đau nhức và chảy nước mắt nhiều.
    Cách phòng tránh: Không chỉ mùa thu mà để phòng chống bệnh theo mùa, các bà mẹ hãy đảm bảo vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Khi đưa trẻ ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đã và đang bị bệnh,…
    3/ Sốt phát ban:

    Nguyên nhân: Sốt phát ban ở trẻ thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh. Đây cũng là bệnh lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng gặp phải.
    Biểu hiện: Mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, niêm mạc vòm họng,… có thể kèm theo các chấm huyết đỏ xuất hiện trên người. Ngoài ra, ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau.
    Cách phòng tránh: Cần cho trẻ đi tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đúng định kỳ.
    4/ Viêm phế quản:

    Các virus hợp bào phát triển trong không khí và xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé. Đây là 1 loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng ăn uống.
    Biểu hiện: Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau nhức cơ thể, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ,…
    Cách phòng tránh:

    • Thường xuyên vệ sinh rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.
    • Giữ ấm cơ thể cho bé và hạn chế đưa bé đến chỗ đông người.
    • Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường.
    • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé vào thực đơn bữa ăn hàng ngày.
    • Không nên cho trẻ đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc khu vui chơi giải trí dưới nước.
    5/ Viêm tiểu phế quản:
    Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Viêm tiểu phế quản xảy ra do một loại virus phát triển mạnh vào mùa thu – đông. Thường ảnh hưởng tới các trẻ dưới 2 tuổi. Virus này thường lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang virus.
    Biểu hiện: ho nhiều, chảy nước mũi, sốt cao kèm theo khó thở
    Cách phòng tránh:

    • Người lớn tránh hôn con trẻ, hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiến hành các bước chăm sóc con.
    • Hạn chế cho con tiếp xúc với những người đang có chứng sổ mũi hoặc dùng chung các dụng cụ của các trẻ khác.
    • Bố mẹ không hút thuốc trong phòng của bé, hoặc những nơi bé đang hoạt động.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này