Một số bộ phận dễ hư hỏng trên ô tô (Phần 2)

Thảo luận trong 'Xe máy - Xe ôtô' bắt đầu bởi minhtao1987, 7/9/17.

  1. minhtao1987

    minhtao1987 Expired VIP

    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Cao su chân máy, chân số
    Chỉ to bằng nắm nay, nhưng chi tiết này phải chịu đựng rất nhiều áp lực lớn. Chúng không chỉ gánh đỡ toàn bộ trọng lượng của động cơ xe và hộp số, mà còn chịu sự rung lắc khi xe ôm cua hoặc trên đường xóc và nhiệt độ cao của khoang máy.
    Khi cao su chân máy hoặc chân số bị chai cứng hay tệ nhất là vỡ, độ rung của động cơ xe sẽ không được hấp thụ mà truyền trực tiếp ra hệ thống khung, khiến cho xe bị rung, đặc biệt là khi đang khởi động, lúc vào số hoặc trên đường xóc.
    >>> Xem thêm:
    cách chống cơn buồn ngủ khi lái xe ô tô
    • Lời khuyên của chuyên gia: Cao su chân máy và chân số cũng nằm trong danh mục bảo dưỡng xe định kỳ mà mỗi người sử dụng xe không thể bỏ qua. Ngay khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường như khoang máy kêu và thân xe rung lúc khởi động thì bạn cần mang xe đến gara tin cậy để kiểm tra và thay thế.
    Càng và cao su càng của hệ thống treo
    Cao su càng là bộ phận lót các khớp nối giữa càng và hệ thống khung. Trong quá trình vận hành xe trên đường xấu, càng sẽ cử động và chi tiết cao su này sẽ giúp quá trình cử động được êm ái. Với điều kiện đường sá Việt Nam, việc thường xuyên di chuyển trên đường xóc sẽ khiến cao su càng nhanh bị chai, thậm chí vị nứt vỡ.
    [​IMG]
    Bên cạnh đó, các thanh càng của hệ thống treo đa liên kết có ưu điểm là linh hoạt hơn và hấp thụ xóc tốt hơn, nhưng cũng có nhược điểm là thường yếu hơn cơ cấu MacPherson hay cầu cứng, nên rất dễ bị cong và lệch khi bị va chạm với đá hoặc xóc mạnh.

    • Lời khuyên của chuyên gia: Với các dòng xe địa hình trang bị cầu cứng với lò xo xoắn và lốp thành cao, bạn có thể thoải mái thử thách tính năng của xe trên những địa hình lởm chởm. Tuy nhiên, nếu là xe gầm thấp, lốp mỏng với hệ thống treo đa liên kết, bạn rất có thể sẽ phải trả giá với một khoản chi phí không nhỏ thay thế bộ càng khi liều lĩnh phi qua một ổ gà lớn hoặc lùa một hòn đá vào gầm ở tốc độ cao.
    >>>Xem thêm:
    một số điều không nên làm khi lái xe ô tô
    Giảm chấn trước
    Trong quá trình phanh xe, đặc biệt là phanh gấp, hệ thống treo trước phải chịu áp lực tăng lên gấp nhiều lần do trọng lượng của xe dồn lên. Chính vì vậy, giảm chấn trước thường hay hỏng hơn so với giảm chấn sau (rất ít khi hỏng) và chi phí thay thế cũng thường cao hơn.
    Khi chỉ một trong hai giảm chấn trước bị hỏng (thường là bị chảy dầu, có thể quan sát thấy bằng mắt thường với dấu hiệu là giảm xóc bị ướt nhoèn), người lái có thể cảm nhận xe không thể hấp thụ được xóc khi qua các gờ giảm tốc hay đường xấu, gây tình trạng xóc nảy. Tốc độ càng cao, hiện tượng xóc nảy một bên càng bộc lộ rõ, thậm chí có thể làm lệch đầu xe.

    Cảm biến khí thải
    Trên nhiều loại xe ôtô được sản xuất khoảng 30 năm trở lại đây, cảm biến khí thải (cảm biến ô-xy) là bộ phận không thể thiếu. Chức năng của nó là cung cấp thông tin cho hệ thống kiểm soát động cơ về nồng độ của khí thải, để từ đó hệ thống kiểm soát bơm nhiên liệu sẽ cung cấp lượng nhiên liệu phù hợp để đốt cháy hiệu quả nhất, giúp xe đạt hiệu suất vận hành tốt nhất và tiết kiệm nhiên liệu nhất, giảm ô nhiễm môi trường.
    Nếu không khí vào buồng đốt ít hơn mức cần thiết, xăng sẽ không thể cháy hết và bị thải ra ngoài, còn gọi là hỗn hợp “giàu” xăng, và ngược lại không khí nhiều quá sẽ gây hiện tượng “nghèo” xăng. Thừa xăng sẽ gây ô nhiễm môi trường, còn nghèo xăng sẽ làm giảm tính năng của động cơ và thậm chí có thể làm hỏng động cơ.

    >>> Xem thêm: khi nào cần thay lốp xe ô tô
    Bơm cao áp của hệ thống phun xăng trực tiếp
    Với các động cơ sử dụng công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp, nhiên liệu được bơm vào trong buồng đốt qua một hệ thống bơm cao áp. Thông thường, bơm cao áp có độ bền rất cao, nhưng chính yếu tố nhiên liệu là ngọn nguồn khiến cho hệ thống này bị hỏng. Bơm cao áp được làm mát và bôi trơn bằng chính nhiên liệu, nên nhiên liệu bị nhiễm bẩn hoặc khởi động xe trong tình trạng cạn kiệt nhiên liệu sẽ làm bơm bị trầy xước, gây tình trạng hở và giảm áp suất bơm.
    Tắc vòi phun nhiên liệu
    Vòi phun là chi tiết được chế tạo với độ chính xác rất cao, bao gồm các lỗ nhỏ li ti (trong hệ thống phun nhiên liệu đa điểm) để nhiên liệu được phun ra dạng bụi như sương mù và dễ cháy. Cặn bẩn bám ở vòi phun lâu ngày sẽ làm giảm tiết diện của vòi phun, hoặc làm tắc một trong số các lỗ phun, gây hiện tượng nghèo xăng.
    Nhiên liệu trước khi được bơm vào buồng đốt của động cơ xe sẽ phải qua bộ lọc. Tuy nhiên, những cặn bẩn rất nhỏ vẫn có thể lọt qua lưới lọc, bám trên bề mặt của hệ thống cung cấp nhiên liệu, trong đó có vòi phun.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này