Mẹo dạy bé học Bảng chữ cái tiếng Việt tốt nhất

Thảo luận trong 'Sức khỏe trẻ em' bắt đầu bởi ngochakipo, 1/10/18.

  1. ngochakipo

    ngochakipo Expired VIP

    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Khi bắt đầu học ngôn ngữ nào cũng vậy, trước hết chúng ta cần học bảng chữ cái vì chúng sẽ theo ta suốt trong quá trình học và giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Chính vì vậy, bé yêu của bạn cần được tiếp xúc với bảng chữ cái càng sớm càng tốt. Nhưng làm sao để dạy bé trong khi bé chỉ thích phiêu lưu, khám phá? Bạn đã thử nhiều cách nhưng đều thất bại? Đừng vội bỏ cuộc, chúng tôi sẽ cung cấp một số mẹo hữu ích để bạn tạo cảm hứng học cho bé, đồng thời dạy bé học Bảng chữ cái tiếng Việt.



    Như đã biết, khi chưa lọt lòng, bé yêu đã nhạy cảm và phản ứng với âm thanh bên ngoài. Do vậy, âm thanh là thứ đầu tiên có thể giúp ích cho việc học của bé. Bạn nên chọn những bài hát có giai điệu sôi động, từ ngữ rõ ràng để bé dễ nghe và dễ nhớ. Những bài hát về Bảng chữ cái tiếng Việt có thể tìm thấy dễ dàng bằng những click chuột trên Google, bạn có thể chọn những bài đơn giản nhất để tự dạy cho bé.

    Xem thêm: Bảng chữ cái điện tử là gì? Dạy Bé vừa Học vừa Chơi

    Cách dạy đó có vẻ hơi khô khan và thường làm bé thấy chán. Bạn nên đổi sang một cách hiệu quả hơn đó là sử dụng công nghệ thông tin. Kênh Youtube có rất nhiều video bài hát về Bảng chữ cái tiếng Việt kèm theo những hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh. Sử dụng hình ảnh và âm thanh sẽ kích thích não bộ, tạo hứng thú cho bé khi học.

    Nhận biết thông qua các đồ vật xung quanh






    Ở độ tuổi thích hóa thân vào nhân vật hoạt hình hay truyện tranh, bé luôn tò mò với thế giới xung quanh. Do đó, việc kết hợp hình ảnh thực tế vào bài học của bé sẽ rất hiệu quả. Bạn có thể chỉ cho bé bất kì chữ cái nào trên tên cửa hiệu, tên các quán ăn, trên một gói bánh,…

    Ví dụ:

    • Bạn đưa bé đi ăn gà rán KFC, bạn chỉ cho bé rằng chữ K là bắt đầu của KFC.
    • Bạn đưa bé đi siêu thị và chọn một gói bánh gạo Richy. Sau đó, bạn chỉ cho bé chữ R là bắt đầu của Richy
    Như vậy, bạn đã hình thành cho bé sự tò mò về mọi thứ và cho bé thấy rằng các chữ cái có mặt ở khắp mọi nơi. Trên đường từ nhà đến trường, bé có thể học được rất nhiều chữ cái, chỉ cần bạn tập trung và kiên trì chỉ cho bé về những chữ cái. Đồng thời, thường xuyên tạo cho bé sự thắc mắc về thế giới xung quanh, để bé tự khám phá trước và sau đó giải thích. Như thế sẽ kích thích tư duy của bé, tạo sự thú vị cho bài học.

    Học Bảng chữ cái qua các biển báo


    Biển báo giao thông hay các biển báo khác cũng là tập hợp của những hình ảnh. Khi đi qua các biển báo hay khi dừng đèn đỏ, bạn nên chỉ cho bé biển báo giao thông là hình gì và nó giống với chữ gì để bé hình dung.

    Ví dụ:

    • Biển cấm quay đầu sẽ có hình chữ U ngược hay hình chữ N
    • Biển báo cấm rẽ trái và rẽ phải sẽ là hình chữ T
    • Biển cấm rẽ trái là hình chữ L
    • Biển cấm đỗ xe ngày lễ là chữ I
    Có rất nhiều biển báo trên đường có hình giống như các chữ cái in hoa, bạn cần tạo cho bé thói quen quan sát khi đi đường và hình dung mọi thứ xung quanh. Bạn có thể chỉ ra rồi sau đó để bé đọc to chữ cái một vài lần. Lúc này, bé không chỉ nhớ chữ mà còn nhớ cả các biển báo hiệu điều gì.

    Học qua bộ đồ chơi


    Trên thị trường có rất nhiều bộ đồ chơi Bảng chữ cái tiếng Việt cho bé hữu ích, càng ngày chúng càng được cải biến và tiên tiến hơn. Tiêu biểu có thể kể đến bộ đồ chơi Bảng chữ cái in hoa bằng gỗ có thể tháo rời và bộ ghép chữ. Hai bộ đồ chơi này có đặc điểm là có màu sắc bắt mắt, thu hút bé. Việc xếp chữ vào đúng ô vị trí của nó hay ghép các miếng ghép đúng thứ tự sẽ kích thích tư duy cho bé, tăng sự hiếu thắng và hứng thú trong trò chơi. Bé sẽ dùng mọi cách và ngồi kiên trì cho tới khi ghép được đúng các chữ cái.

    Xem thêm: Tổng hợp các mẫu Bảng chữ cái Tiếng Việt

    Tạo thói quen học tập cho bé


    Thói quen là một thứ rất quan trọng, bạn cần tạo thói quen học tập cho bé hàng ngày. Do mỗi bé sẽ mang những tính cách khác nhau nên phương pháp dạy cũng như tạo thói quen cho bé cũng phải khác nhau. Với những bé trầm tính, bạn sẽ được nhẹ nhàng bởi chỉ cần học với bé 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày, vừa học vừa tạo cảm hứng cho bé qua các trò chơi, bài hát, video,…

    Còn với các bé năng động, chúng chẳng bao giờ chịu ngồi yên, do đó, bạn cần có phương pháp vừa nặng vừa nhẹ. Nặng là răn đe một chút để bé ngồi vào học, nhẹ là để bé học mà chơi, chơi mà học, nhưng cũng không nên chơi nhiều quá vì tính năng động của bé sẽ nhanh làm bé quên đi việc học.

    Học qua các trò chơi trên điện thoại

    Các phần mềm game trên điện thoại hiện nay cũng rất hữu ích. Có rất nhiều game được đánh giá 5 sao và nhận được phản hồi tốt từ người dùng. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn một game mình cho là bổ ích nhất, hiệu quả nhất cho bé. Sau đó, tìm hiểu cách sử dụng và hướng dẫn lại cho bé một vài lần để bé nhớ.

    Xem thêm: Game Bảng Chữ Cái tiếng Việt bổ ích

    Các giao diện game rất đẹp mắt với hình ảnh minh họa sinh động, màu sắc sặc sỡ và âm thanh rõ ràng. Đặc biệt hơn là có chức năng ghi âm giọng nói để bé có thể thỏa thích thể hiện tài năng. Tuy nhiên, bạn nên giới hạn thời gian chơi vì bé có thể bị nghiện chơi hoặc ham đến quên thời gian. Điều đó có thể ảnh hưởng đến mắt và não bộ của bé.

    Trên đây là một số mẹo dạy Bảng chữ cái tiếng Việt cho bé. Chúng tôi đã tổng hợp và đánh giá một cách khách quan nhất về những phương pháp hữu ích này. Các mẹo trên rất thích hợp và không gây căng thẳng cho bé khi học tập, chỉ cần bạn kết hợp với một chút khả năng của một bà mẹ, bé yêu của bạn sẽ được tiếp cận với chữ cái một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúc các mẹ thành công!
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này