Triệu chứng của tiêu chảy cấp ở trẻ em

Thảo luận trong 'Cẩm nang chăm sóc sức khỏe' bắt đầu bởi Fxvntruongmai, 16/7/17.

  1. Fxvntruongmai

    Fxvntruongmai New Member

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    thaibinh
    1.Triệu chứng tiêu hóa

    - Tiêu chảy: Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy, trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.

    - Nôn: Thường xuyên xuất hiện đầu tiên trong trường hợp do Rota hoặc do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày, điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước, H + và clo.

    - Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước (tùy vào từng mức độ của bệnh).

    - Triệu chứng mất nước: Cần phát hiện các triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng toàn nước, ít bù hoặc không bù được bằng nước uống làm nguy cơ mất nước toàn thân tăng thêm hoặc ngược lại nếu trẻ vẫn được uống nước, được tiếp tục bú mẹ hay uống Oresol và các biện pháp bù nước tại nhà thì nguy cơ mất nước sẽ giảm bớt. Một vài dấu hiệu nhận biết tình trạng mất nước như sau:

    - Tinh thần: Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.

    - Khát nước: Tùy từng mức độ nặng của tiêu chảy mà có những biểu hiện khác nhau. Hãy quan sát những biểu hiện của trẻ khi được cho uống nước bằng cốc hoặc bằng thìa. Uống bình thường – trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối thì khi chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng. Trẻ khát nước khi uống một cách háo hức, vồ lấy thìa hoặc cốc nước hoặc ngừng khóc. Trẻ có thể không uống được hoặc uống kém do li bì hoặc bán mê khi mất nước nặng.

    - Nước mắt: Hãy xem khi trẻ khóc to có nước mắt không? Trẻ khóc to không có nước mắt là bị mất nước trung bình. Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô.

    - Miệng và lưỡi: Nếu cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng và lưỡi trẻ khi rút ra mà khô thì đó là trẻ bị mất nước.

    - Độ chun giãn da: Khi véo da thành nếp bụng và đùi rồi bỏ ra, nếp hằn da thường mất nhanh, khi nếu nếp véo da mất đi chậm hoặc rất chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì biểu hiện này không được chính xác lắm. Điển hình là ở những trẻ bụ bẫm do lớp mỡ dưới da dày nên khó thấy độ chung giãn da bị giảm, ngay cả khi trẻ bị mất nước nếp véo da vẫn mất đi nhanh. Nhưng ngược lại, ở những trẻ bị suy dinh dưỡng teo đét nếp véo da vẫn mất đi chậm khi trẻ không có dấu hiệu mất nước.

    - Thóp trước: Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình thóp trước lõm hơn bình thường và rất lõm khi mất nước nặng.

    - Chân tay: Khi bị mất nước nặng và sốc bàn chân bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.

    - Mạch: Khi bị mất nước nặng mạch quay rất nhanh và yếu.

    - Thở: Trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng.

    Xem thêm: Cách kinh doanh forex

    2.Đối phó với bệnh tiêu chảy trẻ em

    Bệnh tiêu chảy làm đi phân lỏng hoặc đi phân có nước. Bệnh ở dạng nhẹ sẽ tự khỏi trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Tiêu chảy gây ra tình trạng mất nước, khô da và giảm cân nhanh chóng. Thủ phạm gây ra chủ yếu là do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, thực phẩm không an toàn, không hợp vệ sinh…

    Để cảm thấy tốt hơn khi bị tiêu chảy, bạn có thể thực hiện theo những điều sau:

    Uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống 8 – 10 ly/ngày
    Nếu bị tiêu chảy mất nước nên uống ít nhất mỗi lần 1 cốc
    Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì các bữa lớn
    Ăn loại bánh mặn như bánh quy, súp…
    Cung cấp các loại thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây, nước trái cây

    Nếu dùng thuốc trị tiêu chảy bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để có được hiệu quả cao nhất.


    [​IMG]

    3.Bệnh tiêu chảy nên ăn gì?

    Ăn các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, có thể ăn trứng nấu chín
    Nên ăn sữa ít béo, phô mai, sữa chua.
    Trường hợp tiêu chảy nặng nên ngừng ăn các sản phẩm từ sữa một vài ngày
    Ăn các sản phẩm bánh mì làm từ bột tinh chế trắng, gạo trắng, và ngũ cốc như kem lúa mì, bột gạo, bột yến mạch, và bánh bột ngô…
    Sử dụng các loại rau quả như cà rốt, đậu xanh, nấm, củ cải đường, măng tây, bí tiêu, bí ngồi…Nên loại bỏ hạt, vỏ và nấu chín.
    Món tráng miệng và đồ ăn nhẹ để dùng là kem, bánh ngọt, và nước trái cây.

    Xem thêm: Hướng dẫn kinh doanh ngoại hối
     
    Đang tải...
: suckhoe

Chia sẻ trang này