Trị cảm mạo bằng hương nhu

Thảo luận trong 'Y học cổ truyền' bắt đầu bởi dongyqst, 30/8/17.

  1. dongyqst

    dongyqst New Member

    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hanoi
    Cảm mạo
    Cảm mạo là một loại bệnh thường gặp ở đường hô hấp do bị nhiễm nhiều loại vi rút và vi khuẩn, bệnh này về mặt lâm sàng còn được gọi là bệnh bị nhiễm đường hô hấp. Các bộ phận phát bệnh chủ yếu từ xoang mũi đến yết hầu. Biểu hiện trên lâm sàng là tắc mũi, chảy nước mắt, đau bụng, sốt, ho v.v...

    [​IMG]
    Cảm mạo
    Bình thường nếu bệnh tình mà không nặng, đa số' đều có thể tự khỏi, hoặc qua chữa trị là có thể khỏi bệnh; nhưng đối với những người mà bị nặng lại không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, viêm cơ tim, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Bởi vậy, việc điều trị cảm mạo kịp thời là rất cần thiết.
    Theo Đông y, cách thức trị cảm mạo hay dùng nhất là dùng thuốc sắc từ hương nhu.
    Hương nhu
    Hương nhu là tên của nhiều vị dược liệu khác nhau. Ở Việt Nam, có 2 loại hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L. họ Labiatae) và hương nhu tía (Ocimum sanctum L. họ Labiatae).
    Bộ phận dùng làm thuốc là phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, phơi âm can. Y dược học hiện đại thu hái hương nhu để cất lấy tinh dầu, tách eugenol - chất rất cần thiết trong nha khoa và tổng hợp vanilin. Hương nhu có vị cay, tính hơi ôn, vào kinh phế vị. Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy. Dùng chữa cảm mạo, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, đại tiện lỏng, thủy thũng, chảy máu cam; tác dụng phát tán khí lạnh trong nắng nóng (âm thử) có giá trị nhất. Liều dùng: 4 - 12g. Nước sắc hương nhu nên uống nguội, nếu uống nóng dễ sinh nôn mửa. Sau đây là một số bài thuốc có hương nhu:
    Bài thuốc trị cảm mạo bằng hương nhu
    Bài 1: hương nhu 8g, hậu phác 8g, bạch biển đậu 12g. Sắc uống trong ngày, uống nguội. Dùng cho người bị cảm mạo thương thử (ngày hè đi hóng mát hoặc uống nhiều nước lạnh) gây ra phát sốt, ớn rét, nặng đầu, tức ngực mà khô mồ hôi.

    [​IMG]Hương nhu tía và hương nhu trắng trị cảm mạo ngày hè.
    Ở các trạm xá, bệnh xá nên dùng bài thuốc trên theo dạng thuốc tán: hương nhu 500g, biển đậu sao qua 200g, hậu phác tẩm gừng (nướng hay sao qua) 200g. Tán nhỏ 3 vị thuốc trên, trộn đều và đóng túi, mỗi túi 10g. Khi dùng hãm 1 túi với 150 - 200ml nước sôi, uống khi nước thuốc đã nguội. Có thể dùng 20g/lần hoặc dùng 2 lần trong ngày khi bị cảm nặng.
    Bài 2: hương nhu 12g, cát căn 12g, diếp cá 12g, nọc sởi 12g, thạch xương bồ 8g, mộc hương 4g. Sắc uống. Chữa cảm mùa hè với các triệu chứng: đau đầu, ớn rét, phát sốt, miệng nôn, tiêu chảy, tim hồi hộp, miệng khát và tiểu tiện vàng đỏ.
    Ngoài ra, cây hương nhu còn có khá nhiều tác dụng khác đã được Đông y sử dụng để chữa bênh.
    Xem thêm tại baithuocquy.com
     
    Đang tải...
: cảm mạo

Chia sẻ trang này