Tìm hiểu nguồn gốc của nấm linh chi

Thảo luận trong 'Làm đẹp mỗi ngày' bắt đầu bởi thainguyen, 16/10/16.

  1. thainguyen

    thainguyen Expired VIP

    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm linh chi. Nấm còn có tên khác như Tiên Thảo, nấm trường thọ, nấm vạn niên chung. Trong "Thần nông bản thảo" xếp linh chi vào loại siêu thượng phẩm tốt hơn cả nhân sâm, trong "Bản thảo cương mục" coi linh chi là vị thuốc quý có tác dụng bảo gan (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày), điều hòa huyết áp. Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản còn phát hiện hoạt chất sinh học trong nấm linh chi có tác dụng phòng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hóa
    [​IMG]
    Mô tả: Nấm linh chi hóa gỗ, sống một năm hay lâu năm. Thể quả có mũ dạng thận, tròn hoặc dạng quạt, dày, đường kính 3-10cm, cuống dài đính lệch, hình trụ tròn hay dẹt, có khi phân nhánh; mặt trên mũ có những vòng đồng tâm, mép lượn sóng. Bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, cụt đầu, mầu gỉ sắt, có một mấu lồi và nhiều gai nhọn. Toàn cây nấm mầu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc nâu đen. Cánh nấm Linh Chi Hàn Quốc mặt dưới có màu vàng chanh nhạt, mặt trên có màu nâu gỗ, cơ cấu mặt cắt nấm rắn chắc, không mềm xốp. Đặc biệt khi bóp vào cánh nấm từ ngoài vào trong nấm không bị biến dạng hay bị đàn hồi.

    Theo y học cổ truyền,bào tử nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ. Ngày nay, người ta biết trong nấm Linh chi có chứa nhiều thành phần germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn. Polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, giải độc gan, có khả năng diệt được tế bào ung thư, acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.
    [​IMG]
    Do nguồn nấm Linh chi hoang dại thường không ổn định về hoạt chất và khả năng cung cấp, từ năm 1970, các nhà khoa học Nhật Bản thành công trong việc nuôi trồng Linh chi trong môi trường nhân tạo và từ đó kỹ thuật này liên tục được cải tiến và dần đạt đến quy mô công nghiệp. Sau đó, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông cũng bắt đầu tăng cường sản xuất Linh chi và mở rộng sử dụng dược liệu này từ thập niên 1980 trở lại đây.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này