Tham vọng 'bá chủ thế giới' về ôtô của Trung Quốc

Thảo luận trong 'Xe máy - Xe ôtô' bắt đầu bởi hoangmen1993, 20/9/17.

  1. hoangmen1993

    hoangmen1993 New Member

    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nơi ở:
    sài gòn
    Tham vọng 'bá chủ thế giới' về ôtô của Trung Quốc

    Để phát triển nhanh ngành ôtô, các tập đoàn lớn của Trung Quốc chọn cách mua lại nhiều hãng xe thay vì phát triển tự thân.

    Thương vụ gần đây nhất là tin đồn mà trước tiên là thương hiệu con Jeep. Michael Dunne, giám đốc công ty tư vấn Dunne Automotive Ltd tại Hong Kong cho biết các công ty khác trong lĩnh vực công nghệ ôtô toàn cầu cũng nằm trong danh sách thâu tóm của Trung Quốc. Ông còn cung cấp chứng cứ cho lập luận “Trung Quốc đang tiến đến vị trí số một.”
    Năm ngoái, các công ty Trung Quốc đã đầu tư kỷ lục 140 tỷ USD cho việc mua lại trên phạm vi toàn cầu, xếp thứ hai sau Mỹ. Dù tốc độ mua có dấu hiệu chậm lại trong khoảng đầu năm nay, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn có thể bắt kịp thậm chí vượt xa tốc độ trong năm vừa rồi.
    [​IMG]
    Great Wall có thể trở thành chủ mới của Jeep. Trong ảnh, logo của Great Wall được giả định sẽ gắn trên xe Jeep.
    Kỷ lục mua lại của Trung Quốc năm 2016 sẽ không dừng lại. Nếu Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độc phát triển kinh tế và nỗ lực tự do hoá tài chính thì giá trị trung bình hàng năm của Trung Quốc trong lĩnh vực mua lại quốc tế sẽ còn tăng gấp đôi trong giai đoạn 2015-2025 (so sánh với giai đoạn 2010-2015).
    Công cuộc thu mua các công ty trong ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở việc Tencent Holdings mua 5% cổ phần của Tesla hay Pacific Century Motors mua lại phân nhánh vô-lăng của hãng Delphi để thành lập Nexteer Automotive.
    Những động thái kể trên chỉ là những bài khởi động, họ có khát vọng mạnh mẽ trở thành thế lực toàn cầu. Để đẩy nhanh quá trình đó, Trung Quốc không sử dụng phương pháp tự phát triển sản phẩm đã được áp dụng bởi Hàn, Nhật mà tập trung mua lại, như thương vụ của Great Wall với FCA.
    Mua lại bao giờ cũng nhanh hơn việc xây dựng, tạo nên cái mới. Thành lập công ty mới sẽ tốn hàng chục năm và tốn chi phí nhiều hơn so với mua lại. Biện pháp mua lại cũng được quan chức Trung Quốc hậu thuẫn. Xu hướng của nước này là khuyến khích xe điện, làm thay đổi mức độ ưu tiên của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu.
    Vì sao sức ảnh hưởng lại lớn như vậy? Bởi Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường ôtô số một thế giới.
    Thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh ở phân khúc xe cỡ trung. Chính phủ nước này muốn xây dựng cho Trung Quốc hình ảnh tương tự với Detroit, Stuttgart, Wolfsburg hay Tokyo, những trung tâm lớn của thế giới trong ngành công nghiệp bốn bánh.
    GM bán xe ở Trung Quốc nhiều hơn tại Mỹ. Các công ty ôtô của Trung Quốc sẽ sớm sẽ lắp ráp Ford Focus để xuất khẩu ngược về Mỹ. Thị trường lớn nhất, phát triển nhanh nhất cho xe sang cũng không còn là Mỹ, mà là Trung Quốc.
    Người tiêu dùng Mỹ cũng như các cơ quan quản lý không còn là người quyết định hướng đi của thị trường ôtô, vai trò này chuyển sang Trung Quốc. Nhu cầu khách hàng lớn, xu hướng thích thương hiệu nước ngoài và sự háo hức muốn thống trị toàn cầu thông qua mua lại khiến Trung Quốc định hình lại ngành ôtô thế giới, điều mà cả Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn chưa làm.
    Sự trở lại của các hãng xe hoàng kim trước đây tại Mỹ như Buick là những cái tên đáng chú ý với người tiêu dùng Trung Quốc. Ông Dunne dự đoán có thể các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc sẽ dành quyền kiểm soát Dodge và Chrysler, các thương hiệu con khác của FCA.
    Thêm vào đó là mối đe doạ cạnh tranh đến từ thung lũng Silicon trong lĩnh vực tự động hoá và tự hành. Từ đó dẫn đến kết quả Trung Quốc muốn chiếm tất cả, đe doạ sự độc quyền truyền thống của các hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới, trong đó có hai ông lớn Mỹ là GM và Ford.
    Ông Dunne cho biết tham vọng của Trung Quốc đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Người Trung Quốc cho rằng chỉ cần chiếm được thị trường Mỹ thì họ có thể làm điều đó với bất kì thị trường nào trên thế giới.
    ChemChina, một nhánh của tập đoàn nhà nước China National Chemical hiện sở hữu hãng lốp Pirelli của Italy. Tập đoàn Midea trả 5 tỷ USD để mua lại Kuka AG, công ty sản xuất robot hàng đầu của Đức. Zhejiang Geely Holdings đang hợp tác cùng Volvo, tính đến thời điểm hiện tại đã làm việc được 7 năm, đem lại luồng gió mới cho hãng xe Thụy Điển.
    Michigan cũng không nằm ngoài tầm với của các nhà đầu tư Trung Quốc. Công ty China Investment Monitor thuộc The Rhodium Group cho biết các nhà đầu tư đã bỏ ra 4,2 tỷ USD trong khoảng thời gian 2000 đến nay. Khoản đầu tư chiếm tỉ lệ lớn nhất là ngành sản xuất ôtô, chiếm mức 3 tỷ USD.
    Thương vụ Trung Quốc với FCA sẽ ảnh hưởng nhiều đến con số kể trên. Đây sẽ là một tin chấn động đối với dân trong ngành nhưng cũng sẽ không quá sốc bởi dần xuất hiện những dấu hiệu cho thấy sự chững lại của các phi vụ đầu tư từ Trung Quốc.
    Nguồn: VnExpress
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này