Sử dụng thực phẩm hợp lý trong điều trị bệnh xương khớp.

Thảo luận trong 'Cẩm nang chăm sóc sức khỏe' bắt đầu bởi datnhang, 18/8/16.

  1. datnhang

    datnhang New Member

    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    tphcm
    Thực phẩm ngoài chức năng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể con người thì ngày nay đã được sử dụng cho mục đích điều trị bệnh một cách rộng rãi. Nhờ khoa học phát triển nên các nhà khoa học đã biết được những thành phần có trong từng loại thực phẩm, từ đó sử dụng chúng để điều trị từng loại bệnh khác nhau. Nhiều bệnh lý nhờ có sự giúp đỡ của thực phẩm bổ sung đã thu được những hiệu quả ngoài mong đợi trong điều trị bệnh, một trong những bệnh đã thử nghiệm có hiệu quả chính là các bệnh đau nhức xương khớp. Bài viết sau sẽ giúp chúng ta biết được những loại thực phẩm tốt và không tốt cho người bệnh xương khớp nhé.

    Thức ăn nào tốt cho bệnh khớp

    Một số thức ăn có đặc tính kháng viêm, có thể hạn chế được cơn đau. Theo các nhà dinh dưỡng, bệnh nhân bị bệnh khớp nên dùng nhiều trái cây tươi, rau quả tươi và các loại hạt; ăn nhiều cá, ăn ít thịt. Bệnh nhân bị khớp ngoài việc dùng thuốc trị đau nhức khớp xương nên lưu ý đến một số thức ăn có chứa nhiều chất kháng viêm.
    Húng quế : là một loại rau thơm, có thể giảm đau do viem khop hay giảm đau khi ruột bị kích thích.
    Gừng : rất giàu kali, có tác dụng giảm đau xương khớp, phòng ngừa các cơn đau lặp đi lặp lại ( đau nhức nửa đầu, do viêm khớp)

    Củ nghệ : Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng kháng viêm. Arthritis Foundation khuyến cáo người đau khớp nên dùng tù 400mg đến 1g, 3 lần/ngày, ( 1 muỗng café bột nghệ khoảng 2g.

    Cà rốt : có chỉ số glucoz huyết thấp ( IG 16 khi ăn tươi sống, 47 khi nấu chín ) có khả năng bù cho tác dụng aicd hóa của thịt, cá,… Cà rốt có chứa vitamin A,B,C và E cùng các phức hợp kháng viêm như 2-pentanon. Lượng dùng tốt nhất 200g; 2 – 3 lần/tuần.

    Cá mòi : đã được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Có tính chất kháng viêm, tốt cho người bị viêm khớp, hen, viêm ruột thừa và bị bệnh vẩy nến. Lượng dùng tốt là 100g, 1-2 lần/tuần cá tươi hay cá hộp.

    Củ hành : có chứa quercetin, chất kháng oxy hóa tự nhiên, ức chế quá trình viêm. Ăn củ hành sống hay xào chín giúp giảm đau thấp khớp.

    Trái táo : có chứa polyphenol chống bệnh thấp khớp và bệnh gút vì táo giàu chất xơ, làm giảm tỷ lệ aicd uric trong máu.

    Những loại thức ăn có hại cho bệnh xương khớp

    Rượu cũng là chất gây đau cho bệnh nhân khớp. Rượu vào gan, đốt các chất đạm ở gan, làm tăng lượng purin và urat trong máu là làm tăng độ đau ở bàn chân. Khi bị đau khớp, cách tốt nhất không phải chỉ uống thuốc, mà cần kết hợp với giảm lượng thịt trong khẩu phần ăn trong nhiều ngày. Nếu hoàn toàn ăn chay, có thể giảm mỗi ngày 1mg urat/100ml máu. Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ mà thôi.

    Nếu ăn thịt ( nhất là thịt đỏ ) nhiều , liên tục thì acid uric sẽ tồn đọng trong cơ thể. Bình thường hàm lượng acid uric trong máu là 3 – 5mg/100ml, nhưng trong trường hợp đau khớp hàm lượng này sẽ tăng lên từ 6 – 7.5mg/100ml. Ở nhiệt độ 30 độ C của bàn tay, bàn chân chỉ có 4mg acid uric được hòa tan; phần còn lại sẽ đọng ở các mô ít có máu nuôi ( dây chằng quanh khớp gân cơ, sụn khớp )

    [​IMG]

    Măng tre : các loại măng ( măng le, măng mạnh tông ) ở nước ta đều có acid cyanhhydric ( từ 0.167 đến 1.152g/kg măng tre ) có thể gây đau cho người ăn.

    Cà tím, cà đĩa, cà pháo : Nhóm cà này dễ gây đau khớp, do có các chất solanin. Khi cà nấu chín, lượng solanin thấp nhưng vẫn còn rất cao so với cà khi còn non, có nguy cơ gây viêm khá nặng cho khớp đã bị bệnh.

    Những người bệnh nhân bị bệnh xương khớp không nên xem thường việc ăn uống vì việc kinh xuất có thể làm cho bạn không biết vì sao bệnh tình của mình tiến triển ngày càng nặng hơn. Bạn nên biết những loại thực phẩm nào dành cho mình và những loại thực phẩm nào nên tránh.

    Xem thêm: Nguyên nhân đau nhức xương khớp
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này