Mua phải hàng giả vì tâm lý sính ngoại mỹ phẩm

Thảo luận trong 'Dược phẩm - Thực phẩm' bắt đầu bởi luathatran, 11/10/17.

  1. luathatran

    luathatran New Member

    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    hà nội
    Trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo Công điện số 90/CĐ-BCĐ ngày 13-7, đã có nhiều vụ buôn bán mỹ phẩm không có hóa đơn chứng từ, không thực hiện công bố mỹ phẩm đã bị bắt giữ, xử lý. Song trên thị trường, việc buôn bán các loại mỹ phẩm giả, không có nguồn gốc còn phức tạp.

    [​IMG]

    Theo Đại tá Hồ Quang Thái, Phó Chánh văn phòng Thường trực, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, mỹ phẩm là 1 trong 3 mặt hàng "nóng" dễ làm giả nhất (gồm mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng). Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng nhưng những sản phẩm do cơ sở trong nước nghiên cứu để sản xuất ra là chưa nhiều, đặc biệt là những thương hiệu lớn được người Việt Nam tin dùng, vì thế có tâm lý sính ngoại trong dùng mỹ phẩm. Do mỹ phẩm xách từ nước ngoài vào không phục vụ đủ nhu cầu, nên một số DN mở tờ khai xin phép NK về để tiêu thụ, trong đó có một số DN lợi dụng làm ăn phi pháp, nhập lậu hoặc nhập hàng giả về kinh doanh, không làm thủ tục công bố mỹ phẩm và đóng thuế theo quy định. Trong nước, nhiều cơ sở cũng lợi dụng những sản phẩm nổi tiếng của nước ngoài để sản xuất hàng giả. Nhiều DN, nhiều người sang Trung Quốc đặt hàng, sau đó mang về Việt Nam tiêu thụ, sang chiết ra các bình, lọ chai dán nhãn của nước ngoài như Nhật, Pháp, Mỹ, Úc... bán giá đắt để trục lợi.
    "Sở dĩ mỹ phẩm giả, dược phẩm giả được sản xuất và buôn bán nhiều, vì hành lang pháp lý, chế tài còn thiếu, chưa cụ thể, chặt chẽ, chưa có bộ quy chuẩn thế nào là hàng giả. Quy định về hành vi vi phạm chưa rõ ràng, vì thế xác định hành vi vi phạm về sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng để xử lý hành chính hay hình sự là cả vấn đề", ông Thái cho biết... Mức độ xử lý các hành vi vi phạm, kể cả xử lý theo pháp luật hình sự hay theo pháp lệnh xử lý hành chính, theo ông Thái, đều còn nhẹ. Việc khởi tố đã khó, phạt tù còn khó hơn, trong khi làm hàng giả, hàng kém chất lượng dễ, lợi nhuận cao.
    Theo ông Trần Hùng, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các lực lượng chức năng phối hợp với nhau chưa tốt, cho nên các đối tượng đã lợi dụng sơ hở này để sản xuất các mặt hàng mỹ phẩm, đưa ra lưu thông trên thị trường một cách dễ dàng. "Công tác phối hợp phải rất chặt chẽ. Với mặt hàng mỹ phẩm, cơ quan Hải quan khi thấy các DN có dấu hiệu NK hóa chất lạ phải báo ngay cho các cơ quan liên quan như quản lý thị trường, kết nối thông tin với nhau để các cơ quan cùng giám sát, quản lý. Cần nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong chống hàng giả, đặc biệt là chính quyền cấp phường xã. Ai làm gì chính quyền phường xã đều biết, vì sao làm hàng giả chính quyền lại không biết? Cần quy trách nhiệm cho các cơ quan cấp phép, cấp phép cho DN rồi nhưng có kiểm tra được không", ông Hùng kiến nghị.
    Cũng theo ông Hùng, người dân phải bỏ tâm lý sính ngoại, trong khi không hiểu biết rõ về sản phẩm. "Khi chúng tôi bắt bọn tội phạm làm hàng giả, họ nói làm giả vì bán dễ quá, nhất là khi đưa về vùng sâu vùng xa trong khi đó buôn bán mỹ phẩm đúng pháp luật phải tốn chi phí thuế, chi phí làm dịch vụ công bố mỹ phẩm", ông Hùng cho biết.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này