Liệu tiếng Trung có trở thành ngôn ngữ quốc tế?

Thảo luận trong 'Giáo dục - Tuyển sinh' bắt đầu bởi thainguyen, 22/6/17.

  1. thainguyen

    thainguyen Expired VIP

    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG] Một số người cho rằng tiếng Trung sẽ trở thành ngôn ngữ quốc tế trong tương lai. Tuy nhiên tính phức tạp của nó khiến điều này khó lòng thành hiện thực.

    Một số người cho rằng tiếng Trung Quốc mới thật sự trở thành ngôn ngữ của thế giới vì lượng dân số khổng lồ và nền kinh tế vô cùng phát triển. Tuy nhiên, đây là chuyện không dễ dàng khi tiếng Anh đã xây dựng được nền tảng vô cùng vững chắc, và trở thành chuẩn mực trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
    Trong khi đó,
    chương trình A Tiếng Trung là rất khó học nếu không được tiếp xúc từ nhỏ và nếu muốn thật sự làm chủ hệ thống chữ viết tượng hình này cũng không phải là điều đơn giản. Cộng với nền tảng tiếng Anh đã xây dựng được, tiếng Trung khó lòng tiếp cận gần gũi đến mức có thể đảm nhận vai trò ngôn ngữ quốc tế.[​IMG]

    Một số bộ phim, tiểu thuyết giả tưởng thường dựng lên một hành tinh mà toàn thể cư dân trên đó đều nói chung một ngôn ngữ. Do đó, một số người lo ngại, tiếng Anh rồi sẽ dần dập tắt những ngôn ngữ khác, trở thành một “ngôn ngữ của Trái Đất” và loài người sẽ mất đi hàng nghìn ngôn ngữ gắn liền với lịch sử, nền văn hóa của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, lo sợ này vẫn còn quá sớm. Trên thực tế, thay đổi ngôn ngữ của toàn bộ một quốc gia không phải là điều dễ dàng, khi nó đã được mỗi cư dân sử dụng hoàn toàn tự nhiên ngay từ khi mới lọt lòng.( tìm hiểu lịch
    khai giảng lớp học tiếng Trung )

    Những ngôn ngữ phức tạp sẽ dần bị quên lãng nếu không được truyền lại cho thế hệ sau
    [​IMG] Bản đồ ngôn ngữ thế giới Một số người tiên đoán, đến năm 2115, số ngôn ngữ trên thế giới sẽ còn lại 600 thay vì 6000 như hiện nay (khoảng 1000 trong số đó được cho là đang dần mất đi). Một số ngôn ngữ của nhóm dân ít người sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, ví dụ như phần lớn ngôn ngữ của thổ dân châu Mỹ hoặc Úc đã bị đồng hóa bằng tiếng Anh.
    Giả thiết này có vẻ thuyết phục khi tình trạng đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng. Người di cư tới thành phố phải học cách sử dụng loại ngôn ngữ đang thịnh hành ở đó để hòa nhập và tránh bị nhận định là lạc hậu. Từ đó, ngôn ngữ riêng cũng dần không được sử dụng để giao tiếp với thế hệ con cái, vì thực tế là nhiều cộng đồng người đang ngày càng ít chú trọng đến việc truyền dạy ngôn ngữ gốc cho trẻ em một cách đầy đủ.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này