Cắm cúi vào điện thoại suốt ngày điều gì sẽ xảy ra

Thảo luận trong 'Các vấn đề về sức khỏe khác' bắt đầu bởi Fxvntruongmai, 24/10/17.

  1. Fxvntruongmai

    Fxvntruongmai New Member

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    thaibinh
    1.Mỏi mắt

    Từ tivi đến máy tính, nhiều người trong chúng ta dành hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày để nhìn vào các loại màn hình. Nếu thêm điện thoại vào đó thì chẳng bao lâu mắt sẽ phải làm việc quá sức. Sử dụng các thiết bị số và tiếp xúc với màn hình trong thời gian dài sẽ dẫn đến mỏi mắt.

    Các triệu chứng bao gồm nhìn mờ, khó tập trung vào một vật, mắt khô, mỏi hoặc đỏ, và đau đầu

    Nguyên nhân là vì các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh lơ có hại ở mức thấp, có thể thay đổi cách đồng tử phản ứng với ánh sáng, gây nhạy cảm với ánh sáng và căng xung quanh và đằng sau mắt. Có 6 cơ vận động mỗi mắt, và một cơ giúp mắt tập trung. Việc sử dụng quá mức có thể khiến mắt bạn mệt mỏi.

    Nếu bạn sẽ phải tập trung vào màn hình trong một thời gian dài, các chuyên gia gợi ý quy tắc 20/20/20: cứ 20 phút nghỉ một lần, mỗi lần 20 giây, và nhìn vào một vật nào đó cách ít nhất 20 feet (khoảng 6m).

    Xem thêm: An cung tổ kén hàn quốc


    2.Đau cổ

    Việc sử dụng điện thoại di động thường khiến chúng ta phải gù lưng, có thể gây hại cho cổ và vai.

    Sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mà các bác sĩ gọi là "chấn thương do sử dụng quá mức". Một trong những vấn đề chính hay gặp trên thực tế là căng vùng vai gáy do cúi về phía trước hoặc giữ đầu ở tư thế bất tiện trong thời gian dài.

    3.Giảm lượng oxy

    Ngoài đau vai gáy, gù lưng để xem điện thoại có thể gây ra những lo ngại khác về sức khoẻ, bao gồm giảm oxy tới não. Theo Cleveland Clinic, ngồi gù lưng cản trở khả năng giản nở của phổi, do đó làm giảm dung tích phổi. Hít vào ít oxy hơn có nghĩa là tim phải làm việc vất vả hơn để đưa thêm máu chứa oxy đi khắp cơ thể, bao gồm cả não.

    Và cần nhắc rằng không nên xem thường mức oxy thấp, đặc biệt là theo thời gian.

    4.Đau cổ tay

    Nếu nhắn tin là phương thức liên lạc yêu thích của bạn, thì có lẽ bạn sẽ muốn cẩn trọng hơn vào lần tiếp theo khi điện thoại báo tin nhắn mới.

    Hội chứng ống cổ tay và chấn thương cổ tay ở nhiều người thường là hậu quả của việc lạm dụng điện thoại di động. Việc cầm điện thoại trong một thời gian dài có thể gây chèn ép ống cổ tay cũng như gây viêm khớp ở các điểm bám của gân".

    5.“Ngón tay nhắn tin”

    “Ngón tay nhắn tin" là một chấn thương phổ biến khác xảy ra ở những bệnh nhân dành quá nhiều thời gian cho điện thoại.

    Đau, khó chịu, hoặc tê ở ngón tay cái có thể xảy ra do sử dụng quá mức do thường xuyên nhắn tin và đánh máy.

    6. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

    Bạn đã bao giờ xem Facebook trước khi đi ngủ và thấy mình trằn trọc trên giường đến 2 giờ sáng? Tuy đôi khi thức khuya không phải là một việc có hại, nhưng thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể gây ra nhiều tác động xấu.

    Thường xuyên kiểm tra điện thoại không chỉ khiến não bộ "tỉnh táo” mà còn ảnh hưởng và ức chế lượng melatonin.

    Ánh sáng từ màn hình cũng như các hoạt động trên điện thoại khiến não bộ và cơ thể khó có thể thư giãn để chìm vào giấc ngủ.

    7.Lo âu

    Không chỉ ảnh hưởng xấu đến cơ thể, việc thường xuyên xem điện thoại còn ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần. “Rối loạn lo âu mắc phải” là thuật ngữ dành cho những bệnh nhân mắc chứng lo âu do dành quá nhiều thời gian cho thế giới ảo và quá ít thời gian cho thế giới thực.

    Khi càng nhồi vào đầu những tin tức và nội dung “đáng sợ” từ cuộc sống “tự xem là hoàn hảo” của bạn bè trên mạng, chúng ta sẽ càng dễ mất tự tin. Đừng quên rằng chúng ta làm điều này trong trung bình 9 tiếng một ngày, 365 ngày một năm. Tâm trí ta cần sự yên tĩnh chứ không phải là những “đợt oanh kích” dồn dập.

    8.Trầm cảm

    Ngoài lo âu và ảo giác - thường xuyên kiểm tra điện thoại - nhất là để lên mạng xã hội - còn gây ra cảm thấy buồn bã và lạc lõng. Chúng ta sẽ không nhận ra rằng mình đang cố “nâng giá” bản thân bằng số “like”.

    Nghiện điện thoại có ảnh hưởng xấu đến sự tự tôn của mỗi người. Nó cho phép chúng ta trốn sau màn hình và vẽ nên cuộc sống mà ta muốn người khác nghĩ là ta có. Chúng ta thường nhìn thấy hình ảnh về các chuyến nghỉ mát, vui chơi và các thân hình đã qua photoshop.

    Điều này dẫn đến sự so sánh, khiến chúng ta rất dễ bắt đầu nghĩ rằng “Tại sao mọi người lại hạnh phúc như thế trong khi mình thật khổ sở”. Nhưng sự thực là bạn không thể đích xác điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của những người khác.

    Xem thêm: An cung ngưu hoàng hoàn màu vàng


    9.Hoang tưởng

    Nếu bạn từng cảm thấy điện thoại rung lên trong túi nhưng khi mở ra thì lại không thấy có tin nhắn hay cuộc gọi nào cả, thì đừng vội sợ là mình bị điên. Tuy nhiên bạn có thể đang bị nghiện điện thoại. Một nghiên cứu gần đây trên các sinh viên đại học cho thấy rằng smartphone khiến phần lớn đối tượng nghiên cứu trở nên hoang tưởng.

    Theo nghiên cứu, phần lớn sinh viên được khảo sát đều từng cảm thấy điện thoại rung cho dù thực ra không phải vậy.

    Nếu bạn thường xuyên có cảm giác điện thoại “rung giả”, thì có lẽ đã đến lúc nên cách xa “chú dế” ra một chút.

    10.Tăng động giảm chú ý

    Nghiện điện thoại khiến chúng ta rất khó tập trung được. Khi một người dành trung bình 9 tiếng một ngày và 7 ngày một tuần cho các thiết bị có tính kích thích cao như vậy, bộ não sẽ bị xáo trộn.

    Ví dụ, có rất nhiều thiếu niên bị chẩn đoán tăng động giảm chú ý mặc dù đại đa số thậm chí không bị tình trạng bệnh lý thần kinh này. Thay vào đó, Vì bộ não đã quen bị kích thích nên nó mất khả năng tập trung và sắp xếp khi cần trong một số tình huống.
     
    Đang tải...
: suckhoe

Chia sẻ trang này