Bệnh tăng huyết áp, Huyết áp mục tiêu cần đạt được là gì?

Thảo luận trong 'Cẩm nang chăm sóc sức khỏe' bắt đầu bởi Trung keng, 2/3/17.

  1. Trung keng

    Trung keng New Member

    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Bệnh tăng huyết áp được ví như là “sát thủ thầm lặng” của con người, bệnh tăng huyết áp cao tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe của người bệnh. Bởi vậy, người mắc bệnh tăng huyết áp cần nhận thức đầy đủ, hiểu rõ, hiểu đúng căn bệnh mình đang mắc phải để có được sự phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Vậy bệnh tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?


    Bệnh tăng huyết áp là gì?Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số, và ở người bình thường là 120/80 mmHg, trong đó huyết áp tâm thu (khi tim co bóp) là 120 mmHg, huyết áp tâm trương (khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp) là 80 mmHg. bệnh tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

    Tại sao bệnh tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”?Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay có khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh tăng huyết áp, và mỗi năm có 940 triệu người chết do bệnh tăng huyết áp. Trung bình cứ 3 người trưởng thành (trên 25 tuổi) thì có 1 người bị mắc bệnh tăng huyết áp, và cứ 3 người bị tăng huyết áp thì có 1 người không biết mình bị bệnh.

    bệnh tăng huyết áp có thể không có triệu chứng, ngay cả khi bạn bị bệnh trong nhiều năm. Các biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mỏi gáy, mất ngủ, ngực bứt rứt, tim đập nhanh, buồn nôn, cảm giác nóng bừng ở mặt… không phải là triệu chứng điển hình của bệnh tăng huyết áp. Đó là lý do tại sao nó được gọi là "kẻ giết người thầm lặng". Người ta ước tính rằng 1 trong số 5 người bị huyết áp cao không biết rằng họ có nguy cơ cao bị đột quỵ và đau tim. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh tăng huyết áp có thể gây hại cho tim và tuần hoàn, mắt, não, thận mà không hề có các triệu chứng nhận biết.
    Hơn 90% trường hợp bệnh tăng huyết áp mà không rõ nguyên nhân (gọi là tăng huyết áp vô căn). Do vậy việc chữa trị trở nên khó khăn và có thể không đạt được hiệu quả cao.
    bệnh tăng huyết áp tiến triển âm thầm, nhưng biến chứng thì vô cùng nguy hiểm. Huyết áp tăng cao trong thời gian dài sẽ làm tổn hại nhiều cơ quan.

    Đầu tiên, tim phải làm việc vất vả hơn để bơm thêm máu hoặc chống lại áp lực cao hơn, tim cần nhiều oxy hơn, và các sợi cơ tim dần bị phì đại, gây suy tim.

    Thứ hai, các động mạch và tiểu động mạch có thể bị hư hỏng, xơ vữa động mạch xảy ra khi máu chảy qua động mạch hoặc tiểu động mạch ở áp lực cao, làm tổn thương mạch máu. Bạch cầu sẽ di chuyển tới chỗ tổn thương và tạo thành các mảng bám xơ vữa, tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, ở tim gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, trên não gây đột quỵ.

    Thứ ba, thận có thể bị tổn thương. Các mao mạch thận có cấu tạo rất tinh vi, huyết áp liên tục cao sẽ phá vỡ các mao mạch, nên protein và các phân tử khác sẽ bị thấm qua. Các ống thận có thể bị tắc, làm giảm khả năng bài tiết nước tiểu của thận. Suy thận là kết quả tất yếu, thường xảy ra sau 10 - 20 năm ở người bị tăng huyết áp nếu không được chữa trị tốt.

    Thứ tư, bệnh tăng huyết áp có thể gây tổn hại các mạch máu võng mạc, gây xuất huyết võng mạc, cuối cùng có thể gây mờ mắt và mù lòa.

    Huyết áp mục tiêu là gì?Bệnh tăng huyết áp là bệnh mãn tính, việc điều trị cần tuân thủ đúng và lâu dài, với mục tiêu là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa các “nguy cơ tim mạch”.
    Huyết áp mục tiêu là huyết áp dưới 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Đây là mức huyết áp an toàn cho người bệnh tăng huyết áp, giúp làm giảm các nguy cơ tim mạch và đột quỵ.

    [​IMG]
    Huyết áp mục tiêu

    Tại sao phải đạt huyết áp mục tiêu?Điều trị để đạt mức huyết áp mục tiêu giúp có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp như:
    - Giảm 40% khả năng bị đứt các mạch máu não.

    - Giảm 50% khả năng bị suy tim mãn tính.

    - Giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát…

    Hiện nay cứ 3 người điều trị tăng huyết áp thì có 1 người không đạt huyết áp mục tiêu. Điều đó cũng lý giải tại sao tỷ lệ bệnh nhân bị tai biến tim mạch và đột quỵ vẫn nhiều dù họ đã được điều trị tăng huyết áp.

    Làm gì để đạt huyết áp mục tiêu?Người bệnh tăng huyết áp cần phải tuân thủ điều trị, kết hợp các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng để kiểm soát tốt huyết áp của mình. Ngoài việc dùng thuốc hạ huyết áp, thì cần phải giữ cho huyết áp ổn định. Cần làm giảm tần suất và mức độ tăng huyết áp, giữ cho huyết áp tại mọi thời điểm luôn đạt huyết áp mục tiêu.

    Sử dụng thực phẩm chức năng điều hòa ổn định huyết áp Rutozym [​IMG]

    Sản phẩm ổn định huyết áp, chống tai biến, đột quỵ Rutozym hiện đang là sản phẩm được các bác sĩ và người dân Mỹ sử dụng an toàn và hiệu quả nhất để phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và điều hòa bệnh huyết áp.

    - Rutozym là chất ức chế enzym biến đổi angiotensin (ACE). ACE làm cho lòng mạch máu bị hẹp lại và gây tăng huyết áp. Rutozym ức chế ACE nên có tác dụng làm giảm huyết áp.
    - Làm tiêu những sợi huyết trong hệ thống mạch máu (Fibrosis) là nguyên nhân gây tắc mạch.
    - Giúp máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản, gỡ các nút tắc mạch trong nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, chấn thương sọ não…
    - Làm loãng máu, giảm độ cô đặc của máu, giảm ma sát với thành mạch, giúp bệnh nhân tránh được tắc nghẽn mạch, phòng tránh nhồi máu cơ tim, làm giảm huyết áp một cách hữu hiệu và an toàn, ổn định huyết áp.
    - Tăng sức bền thành mạch,giảm sự kết dính của tiểu cầu, phòng tránh hình thành các huyết khối.

    Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này là một thông tin tốt, bổ ích cho các bạn, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, thành công và nhiều niềm vui.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này