Bé bị sổ mũi phải làm sao?

Thảo luận trong 'Tin tức tổng hợp' bắt đầu bởi Na pu, 12/5/17.

  1. Na pu

    Na pu New Member

    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Tphcm
    Các mẹ nên SHARE về máy để dành, mùa này trẻ rất hay bị cảm ho sổ mũi. Thường khi trẻ cảm, ban ngày thường bị sổ mũi còn ban đêm lại hay bị nghẹt mũi, múc nào con bị hiện tượng nào thì mẹ áp dụng theo cách ấy.

    KHI TRẺ BỊ NGHẸT MŨI
    1. CHƯỜM NƯỚC NÓNG LÊN TAI
    Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

    2. NHỎ MŨI CHO CON BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ
    Không cần thao tác hút nước mũi.

    3. KÊ GỐI CAO KHI NGỦ
    Khi bị nghẹt mũi, hãy kê gối cao hơn bình thường một chút, sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ kê hẳn 1 phần vai của con lên gối cho con kg bị mỏi cổ.

    4. UỐNG NƯỚC CHANH HÒA MẬT ONG
    LƯU Ý: Chỉ áp dụng với trẻ trên 1 tuổi nha
    Nước chanh hoà mật ong: Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.

    KHI TRẺ BỊ SỔ MŨI
    1. MASSAGE MŨI
    Đây là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi nghẹt mũi mà nhiều mẹ không biết.
    Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, dây dây vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả cực kỳ.
    Khi con bị nghẹt mũi, khó thở. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.

    2. CHO CON UỐNG NƯỚC LÁ HÚNG QUẾ VÀ TỎI NƯỚNG
    Dúng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi VN củ có tép nhỏ nha), nướng vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.
    Lấy 10 - 15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng, cho 1-2 thìa cafe nước sôi vào, chắt lấy nước, cho con uống ngày 2-3 lần như vậy (mỗi lần là lượng lá như trên) sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.

    3. THOA DẦU LÒNG BÀN CHÂN
    Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực, bụng và sau lưng con.

    4. NHỎ MŨI CHO CON BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ
    - Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết.
    - Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải húy sạch nước mũi mới nhỏ, kg thì sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng kg nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.
    LƯU Ý: Viêm mũi nặng và kéo dài lâu ngày, trẻ sẽ có nguy cơ bị VIÊM TAI GIỮA, rất khó chữa trị, bệnh viêm tai giữa rất hay bị tái đi tái lại, ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ.

    NƯỚC MUỐI SINH LÝ PHA TINH DẦU TỎI – DÀNH CHO TRẺ TRÊN 1 TUỔI
    Cách này cực kỳ hiệu quả giúp trẻ giảm và hết sổ mũi nhanh. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm.
    Chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Pha nước tỏi loãng vào lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi 2 -3 lần/ngày, bé sẽ rất mau khỏi sổ mũi. Nhưng nhớ phải là cực kỳ loãng nha các mẹ.
    Cách làm: ép ½ tép tỏi nhỏ (tép chứ kg phải là ½ củ tỏi), rồi đổ lọ nước muối sinh lý vào, sau đó lọc bỏ tỏi, đổ lại nước trong vào lọ, để nhỏ cho con 1,2 ngày lại thay lọ khác (tỏi việt nam nha các mẹ, coi chừng mua nhầm tỏi trung quốc)
    Một số thông tin lưu ý việc không nên dùng nước tỏi pha vào lọ nước muối sinh lý để nhỏ cho trẻ như “việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ”.
    Đó là trường hợp mẹ THAM cứ nghĩ cho nước tỏi vào nhiều là con khỏi nhanh dùng quá nhiều nước tỏi cho vào lọ nước muối sinh lý mới bị như thế. Thực sự là tỏi có khả năng kháng viêm cực tốt, nước tỏi không gây dị ứng, nếu mẹ dùng đúng cách con sẽ rất nhanh hết viêm và sổ mũi.

    Quan trọng là mẹ chỉ cho vào theo liều lượng đã hướng dẫn và phải nhỏ thử 1 giọt cho 1 bên mũi con trước, sau vài giờ xem con có biểu hiện khó chịu không mới dùng tiếp. Và trẻ trên 1 tuổi mới nên dùng khi mới bị sổ mũi.
    Với trẻ dưới 1 tuổi: An toàn nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9% để rửa mũi cho trẻ. Nên rửa từ 4-7 lần/ ngày tùy vào tình trạng nghẹt hay sổ mũi của trẻ, trước khi cho bé ăn hoặc bú.

    NHỎ MŨI CHO CON ĐÚNG CÁCH
    Các bước NHỎ và HÚT mũi khi con BỊ SỔ MŨI
    Trẻ sổ mũi, nếu mẹ biết nhỏ thuốc đúng cách sẽ giúp con mau hết sổ mũi và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm hoặc biến chứng nặng hơn như gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, ... Nhưng thực tế là rất nhiều mẹ không biết cách nhỏ mũi đúng cách cho con. Dẫn đến trình trạng con sổ mũi vài ngày sau là bị viêm nhiễm nặng hơn.

    Bước 1: Trước khi nhỏ, nên ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm (không nóng) rồi mới nhỏ từng bên mũi cho con.
    Bước 2: Trước khi nhỏ mũi cần xì hay hút hết chất dịch nhày, mủ ứ đọng trong hốc mũi, như vậy nhỏ thuốc mới có tác dụng. Đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi, người lớn phải dùng quả bóng hút mũi hút nhẹ nhàng, đúng cách cho hết các dịch nhày trong mũi của trẻ trước khi nhỏ thuốc mũi.
    Bước 3: Khi nhỏ mũi, tốt nhất là để tư thế nằm ngửa. Hoặc nếu không nằm ngửa thì phải ngồi, ngửa đầu tối đa ra sau để thuốc vào được trong hốc mũi. Khi nhỏ cố gắng đưa đầu ống nhỏ sâu trong hốc mũi độ 1cm (nhưng không để chạm vào mũi) rồi nhỏ từ từ 2-3 giọt vào mũi trẻ. Nhỏ mũi xong day ấn cánh mũi vài giây
    Với trẻ bị ngẹt mũi, sau khi nhỏ mũi 1-2 phút, ghỉ mũi bám trong hốc mũi sẽ loãng và chảy ra, mẹ có thể dùng ống hút mũi hút sạch cho con. Hoặc khi trẻ sổ mũi nhiều, sau khi nhỏ mũi, mẹ có thể hút mũi thêm 1 lần nữa cho con để tránh nước mũi bị trẻ hít ngược vào trong gây viêm nhiễm nhiều hơn.

    LƯU Ý: Khi áp dụng cái gì là phải áp dụng ĐÚNG CÁCH, nghĩa là áp dụng đúng bài, đúng liều lượng và đúng thời gian.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này