Bàn tay Trung Quốc trong khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên

Thảo luận trong 'Tin tức tổng hợp' bắt đầu bởi Lamvynguyen, 18/4/17.

  1. Lamvynguyen

    Lamvynguyen New Member

    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên với đầy đủ các yếu tố cấu thành như tham vọng hạt nhân của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, lời đe dọa đánh đòn phủ đầu của Mỹ đã đẩy bán đảo Triều Tiên cuối tuần qua đến bờ vực chiến tranh, theo NYTimes.

    Robert Litwak, chuyên gia tại Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson đã gọi đây là "cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba quay chậm". Rất may là thảm họa chiến tranh hạt nhân đã không bùng phát, khi Triều Tiên quyết định không thử hạt nhân lần thứ 6 trong lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Bình Nhưỡng chỉ phóng thử một quả tên lửa đạn đạo tầm trung một ngày sau đó, nhưng nó phát nổ ngay sau khi rời khỏi bệ phóng. Việc tháo gỡ cuộc khủng hoảng này nhiều khả năng có vai trò rất lớn của Trung Quốc.

    Theo Litwak, cuộc khủng hoảng này thực chất là màn cân não giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, người từng tuyên bố sẽ không để Triều Tiên đe dọa đến an ninh của Mỹ, với Kim Jong-un, nhà lãnh đạo trẻ tuổi ít kinh nghiệm, từng khẳng định Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân.

    [​IMG]
    Bình luận viên Rowan Callick của The Australian cho rằng ông Trump là người hoàn toàn chưa được "thử lửa" trong những cuộc khủng hoảng như thế này. Trong cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây, ông Trump tin tưởng rằng Bắc Kinh sẽ hoàn toàn đủ sức chế ngự tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

    Trump cho rằng có thể sử dụng sức ép thương mại để buộc Bắc Kinh tác động đến Bình Nhưỡng, ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước này. Ông đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi biết rằng Trung Quốc không nắm trong tay quyền kiểm soát toàn diện như thế với Triều Tiên.

    "Sau khi lắng nghe khoảng 10 phút, tôi nhận ra rằng nó không hề dễ dàng", ông Trump thừa nhận. "Đó không phải là điều mà bạn từng nghĩ". Trump ngay sau đó dịu giọng trong các tuyên bố về thương mại đối với Trung Quốc.

    Tổng thống Mỹ đồng thời gia tăng sức ép quân sự lên Triều Tiên, điều một cụm tàu sân bay chiến đấu đến Hàn Quốc, đưa ra những tuyên bố ám chỉ về hành động tấn công phủ đầu nhắm vào lãnh đạo Triều Tiên và các cơ sở hạt nhân của nước này.

    Callick cho rằng thông điệp mà Trump đưa ra rất rõ ràng: Nếu Triều Tiên cho nổ bom hạt nhân lần thứ 6, Mỹ có thể tiến hành một cuộc không kích chính xác nhắm vào lãnh đạo nước này. Thông điệp đó càng được nhấn mạnh bằng vụ không kích tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ nhắm vào Syria.

    Tuy nhiên, Trump không phải là người liều lĩnh bất chấp tất cả. Hàng loạt cuộc họp với các trợ lý, tướng lĩnh trong Phòng Tình huống đã giúp ông đưa ra kết luận rằng dù Mỹ có thể quyết liệt hơn trong vấn đề Triều Tiên, họ cần phải dừng lại ở ngưỡng đối đầu quân sự với Bình Nhưỡng, tránh nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện có thể hủy diệt đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.

    Giải thích về hoàn cảnh này, tướng H. R. McMaster, cố vấn an ninh quốc gia của Trump, hôm chủ nhật cho biết dù Tổng thống không loại trừ bất cứ phương án nào, Mỹ đã đến lúc "có hành động nhưng không gây ra xung đột vũ trang để có thể tránh được điều tồi tệ nhất" khi đối phó với "quốc gia khó lường" Triều Tiên. Callick cho rằng ẩn ý của McMaster trong tuyên bố này là phương án tấn công phủ đầu đã bị gác lại, ít nhất là trong hoàn cảnh hiện nay.

    Các chuyên gia cho rằng Kim Jong-un không hề "khó lường" như nhận định của các chính trị gia Mỹ. Theo Litwak, ông Kim chỉ làm những gì cần thiết để giữ vững quyền lực. Ông sẽ không từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình thông qua đàm phán hay đe dọa sử dụng vũ lực.

    Ông Kim dường như nhìn thấy bài học nhãn tiền ở Libya năm 2003, khi nhà lãnh đạo Muammar Qaddafi chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy những lời hứa hẹn về kinh tế và chính trị của phương Tây. Nhưng điều đó không hề xảy ra, khi phong trào Mùa xuân Arab trỗi dậy, Mỹ và đồng minh đã tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự, lật đổ ông này.

    Bởi vậy, theo Litwak, động thái hiệu quả nhất để kiềm chế Triều Tiên chính là cắt các nguồn cung cấp quan trọng cho quốc gia này, trong đó có dầu mỏ và ngoại tệ.

    Để làm được việc này, vai trò của Trung Quốc là vô cùng quan trọng. Litwak cho rằng việc Kim Jong-un không cho tiến hành thử hạt nhân vào "Ngày Mặt trời" 15/4 có thể là dấu hiệu cho thấy ông Tập đã sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn Triều Tiên thực hiện hành động có thể làm bùng phát cuộc chiến lớn ngay cạnh Trung Quốc.

    Nhiều khả năng ông Tập đã có biện pháp hành động trước sức ép từ phía ông Trump, bằng cách đe dọa sẽ cắt đứt các tuyến tiếp tế năng lượng và hệ thống tài chính quốc tế, hai mạch máu quan trọng của Triều Tiên. Tuần trước, nhiều tàu chở than Triều Tiên được cho là đã phải quay về cảng sau khi Trung Quốc đột ngột ngừng nhập khẩu than của nước này.

    Sau khi Triều Tiên tổ chức diễu binh quy mô lớn, hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc tuyên bố rằng đã đến lúc Mỹ và Triều Tiên nhắm đến một "cuộc mặc cả lớn". "Cuộc mặc cả này là đúng đắn, nhưng cần phải được thực hiện dưới sự tác động của Trung Quốc đến Triều Tiên, nếu không Mỹ sẽ phải sử dụng đến lá bài còn lại trên bàn: Một cuộc tấn công quân sự", Litwak nhận định.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này